Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân nhiều? Đâu là cách giúp bé tăng cân đều và an toàn? Đây là câu hỏi của hàng nghìn bà mẹ Việt lo lắng khi con mình biếng ăn, chậm lớn, chậm tăng cân.
Nếu chưa biết cách giúp bé tăng cân nhanh chóng và duy trì cân nặng ổn định, đảm bảo sức khỏe mẹ đừng bỏ qua bài viết hữu ích này! Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu của trẻ nhẹ cân và mách nhỏ mẹ các bí quyết, mẹo vặt và những cách làm sao cho bé tăng cân nhanh chóng, đảm bảo khỏe mạnh. Chuyên gia của Nutrihome sẽ đưa ra các giải pháp giúp bé tăng cân bằng chế độ sinh hoạt khoa học và dinh dưỡng phù hợp, cân bằng dưỡng chất, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dấu hiệu trẻ chậm tăng cân: Kiểm tra Biểu đồ tăng trưởng
Trước khi tìm lời giải cho những cách giúp trẻ tăng cân, ba mẹ cần nhận biết trẻ nhẹ cân hay chậm tăng cân là như thế nào.
Cân nặng của con luôn là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi cân nặng là một trong những chỉ số quan trọng, thể hiện tình trạng sức khỏe của trẻ. Chậm tăng cân xảy ra khi trẻ không đạt được tốc độ tăng cân so với lứa tuổi. Sự chậm trễ này có thể do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như thiếu hụt hormone tăng trưởng hoặc suy giáp. Trong một số trường hợp, việc điều trị sớm có thể giúp trẻ đạt được cân nặng bình thường hoặc gần như bình thường.
Làm sao giúp bé tăng cân nhanh chóng mà vẫn an toàn, khỏe mạnh là thắc mắc chung của nhiều ba mẹ.
Bên cạnh đó, việc chậm tăng cân có thể làm chậm phát triển về chiều cao của bé. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà trẻ có thể có các dấu hiệu khác nhau:
- Thường xuyên khóc và quấy khóc.
- Chậm đạt được các cột mốc về thể chất: không lăn lộn, ngồi dậy hoặc đi bộ cùng lúc với những đứa trẻ khác cùng tuổi.
- Kích thước của cánh tay hoặc chân của trẻ có thể không tương xứng với thân mình.
- Trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, ngủ thường xuyên hơn, mất hứng thú với thế giới xung quanh, cơ thể thiếu năng lượng.
- Táo bón, khô da, khô tóc và khó giữ ấm cho bản thân.
- Nếu chậm tăng cân là do bệnh lý dạ dày hoặc ruột, trẻ có thể có máu trong phân, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Bạn có thể phát hiện sớm dấu hiệu chậm tăng cân của trẻ thông qua việc theo dõi, đánh giá dựa vào biểu đồ tăng trưởng hay bảng đánh giá chuẩn chiều cao – cân nặng của các tổ chức y tế đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Các biểu đồ tăng trưởng hay bảng đánh giá (1) là một chỉ báo tốt về tình trạng dinh dưỡng tổng thể của con bạn.
Cụ thể bạn có thể tham khảo cách đánh giá cân nặng của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như sau:
-
Đối với trẻ dưới 60 tháng tuổi: Dùng chỉ số zcore đánh giá cân nặng theo chiều dài hoặc chiều cao tiêu chuẩn. Chiều dài được tính đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi và chiều cao đối với trẻ từ 24 tháng trở lên. Tham khảo tại đây.
-
Đối với trẻ từ 60 tháng tuổi đến 19 tuổi: sử dụng BMI theo tuổi với công thức tính là BMI = cân nặng/(chiều cao x chiều cao). Tham khảo tại đây.
Bé chậm tăng cân phải làm sao? Cần Tìm hiểu nguyên nhân
Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân khiến mẹ vô cùng lo lắng. Nhiều mẹ không tìm hiểu kỹ nguyên nhân là gì? Vì sao con chậm tăng cân. Mà chỉ chăm chăm tìm cách làm sao cho bé tăng cân. Điều này là chưa đúng. Bởi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ (2), từ các vấn đề bệnh lý đến khó khăn về xã hội hoặc tài chính của gia đình. Bất cứ điều gì cản trở khả năng tiếp cận hoặc tiêu hóa thức ăn đều có thể làm suy giảm sự phát triển của bé. Xác định đúng nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân sẽ giúp phụ huynh tìm ra phương pháp tăng cân cho bé nhanh chóng và hiệu quả.
1. Các yếu tố về tình trạng y tế
- Sinh non: Có thể khiến bé khó bú hơn bình thường do các cơ hỗ trợ động tác mút và nuốt sữa chưa phát triển đầy đủ.
- Hội chứng Down.
- Bệnh xơ nang.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Tiêu chảy mãn tính.
- Các rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, galactosemia hoặc phenylceton niệu.
- Dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp thực phẩm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân và bạn cần nhờ chuyên gia tư vấn để có cách giúp trẻ tăng cân hiệu quả qua chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Thiếu hormone tăng trưởng (Growth Hormone – GH): Đây là hormone thúc đẩy sự phát triển của các mô cơ thể. Trẻ em bị thiếu hụt GH một phần hoặc toàn bộ sẽ không thể duy trì tốc độ tăng trưởng khỏe mạnh.
- Suy giáp: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị suy giáp có tuyến giáp hoạt động kém làm chậm sự phát triển bình thường của cơ thể.
- Bé bị thiếu máu, đặc biệt là tình trạng thiếu máu bẩm sinh như thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia,..
- Trẻ mắc bệnh thận, tim, tiêu hóa hoặc phổi.
- Gia đình có tầm vóc thấp, nhẹ cân hơn bình thường.
2. Nguyên nhân xã hội và tài chính
Căng thẳng trong gia đình do ba mẹ ly hôn, cái chết hoặc sự đổ vỡ trong các mối quan hệ có thể khiến trẻ bỏ ăn, không thấy hứng thú khi ăn uống và sụt cân dần theo thời gian. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói của gia đình cũng có thể khiến cha mẹ khó cung cấp đủ thức ăn cho con cái.
Ngoài ra, khi trẻ không ngủ đủ giấc, ngủ không ngon giấc cũng sẽ dẫn đến chán ăn, chậm lớn, chậm tăng cân.
Khi trẻ không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến chán ăn, chậm lớn, khó chăm sóc, gây nhiều khó khăn cho bố mẹ.
12 Cách giúp bé tăng cân nhanh dù trẻ ăn hoài không lớn
Tất cả trẻ em đều cần tăng cân khi lớn lên và phát triển theo thời gian. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà một số trẻ khó đạt được cân nặng phù hợp với lứa tuổi. Vậy, bé chậm tăng cân phải làm sao?
Làm sao tăng cân cho trẻ là một trong những vấn đề khiến nhiều mẹ đau đầu.
1. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong bữa ăn của bé
Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? Hãy cố gắng cho bé bú sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Để đảm bảo nguồn sữa đầy đủ và dồi dào dưỡng chất, mẹ nên ăn phong phú các loại thực phẩm, cho bé bú thường xuyên.
Nếu bé đã vượt qua mốc 6 tháng và bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ đừng quên bổ sung nhóm dinh dưỡng sau đây trong chế độ ăn dặm để giúp bé tăng cân nhanh chóng:
- Chất béo lành mạnh: dầu oliu và bơ chứa nhiều calo và có lợi cho sức khỏe. Axit oleic trong cả hai loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm, omega-3 tốt cho não bộ trẻ.
- Các loại thịt có nhiều calo: Thịt lợn, thịt gà.
- Các sản phẩm từ sữa: thêm phô mai bào vào súp, cơm hay mì ống là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung calo cho trẻ. Mẹ có thể cho con ăn các loại sữa chua nhiều chất béo nhưng nên hạn chế những loại có nhiều đường.
- Trái cây: Chuối và bơ chứa hàm lượng calo cao.
2. Đa dạng các bữa ăn của bé
Một trong những nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân được các chuyên gia “chỉ điểm” nữa là, nhiều mẹ cứ lặp đi lặp lại một thực đơn từ ngày này sang ngày khác. Về mặt dinh dưỡng, tuy thực đơn có đầy đủ các dưỡng chất, nhưng điều này sẽ khiến trẻ ngán và không còn hứng thú với bữa ăn.
3. Ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng và calo
Các loại thực phẩm giàu calo lành mạnh sẽ giúp bé bổ sung thêm năng lượng với một khẩu phần ăn không quá lớn. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn các ng